Lạp xưởng gác bếp là món truyền thống của người Thái Đen ở vùng cao Tây Bắc. Nhâm nhi miếng miếng lạp sườn bạn sẽ thấy hương lửa của núi rừng, thoang thoảng móc mật, gừng, mặc khén, vị dai của lòng non, vị ngọt của thịt, thơm và ngậy của mỡ hòa quyện với nhau cái chính là từ thịt của giống lợn đen Tây Bắc
Nếu bạn đã từng đến các vùng cao Tây Bắc chắc hẳn bạn đã được thưởng thức hương vị ẩm thực không thể quên ở nơi đây, đó là các món gác bếp. Trong đó lạp xưởng gác bếp hay còn gọi là lạp sườn gác bếp là một món ăn đặc trưng không thể không nhắc tới.
Bạn cũng có thể gọi là món lạp xưởng hun khói. Đây là một trong những món ăn truyền thống của người Thái đen ở khu vực Tây Bắc. Mỗi một vùng có tạo ra một chút khác biệt về hương vị nhưng nhìn chung vẫn là loại lạp xưởng làm từ ruột non và thịt lợn.
Lạp sườn được hun khói ăn giòn sừn sựt đã chinh phục những thực khách khó tính nhất. Và bạn đừng quá ngạc nhiên khi ra về nhất định phải cắp nách theo về để làm quà cho người thân.
Nguyên liệu chính là: lòng non lợn, thịt nạc xay nhuyễn, ướp gia vị, hành băm phi thơm, hạt mắc khén, phơi trên giàn bếp luôn cả năm.
Nhân lạp xưởng được dùng loại thịt nửa lạc nửa mỡ rửa sạch rồi bỏ lớp bì thái thành miếng hạt lựu đem ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng. và một số gia vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.
Lạp xưởng phải được nhồi thật căng, nhưng không được để rách ruột non. Sau khi phơi nắng se se lại người ta buộc lạp xưởng lại từng đoạn, rồi treo lên gác bếp chung với thịt trâu, bò, lợn để làm thịt và lạp xưởng hun khói.
Để lạp xưởng gác bếp có hương vị đặc trưng, không bị hỏng thì kinh nghiệm ướp rượu và nước gừng là rất quan trọng. Sau khi nhồi nhân vào ruột non cứ 20-30cm thì người ta lại buộc dây thành từng khúc. Lấy kim châm điểm trên khúc lạp xưởng cho khí thoát ra để lạp xưởng sau này đều và không bị nứt, rồi đem phơi khô nắng trong khoảng thời gian nhất định. Để lạp xưởng có hương vị đặc trưng người ta hun trên khói bếp củi cho se lại, săn chắc. Do đó lạp xưởng Tây Bắc có màu sáng của mặt trời và màu hồng của bếp lửa cùng với những vân trắng ngà của thịt mỡ tạo sức hấp dẫn của lạp xưởng vùng cao trong ẩm thực.
Nếu có nhiều lạp sườn không ăn hết, ăn trong vài hôm thì bạn bỏ ngăn mát còn nếu bảo quản bằng ngăn đá thì sẽ được lâu hơn mà vẫn giữ nguyên được mùi vị của lạp sườn.
Bạn cũng có thể phun một lượt rượu trắng lên lạp xưởng khô rồi cho vào trong lọ, đậy kín thì có thể bảo quản được khoảng 6 tháng và không bị biến mùi.
Cách ăn lạp xưởng gác bếp
Lạp xưởng của Tây Bắc có những hương vị khác với nơi khác, mùi lá móc mật, gừng, và khói bếp tọa lên nét riêng của món ăn này. Để thưởng thức món ăn này, bạn cắt vát chéo khoảng 0,5cm rồi đem chiên vàng 2 mặt. Làm theo cách này thì bạn sẽ cảm nhận rõ hơn vị giòn dai và gia vị đặc biệt của núi rừng.
Bạn cũng có thể chiên rán cả khúc sau đó cắt vát mỏng rồi chấm với tương ớt hoặc muối gia vị rắc thêm mắc khén ăn kèm cùng hành lý sơn muối giòn kèm theo chút rượu ngô thì chuẩn vị Tây Bắc lắm lắm. Cắn miếng lạp sườn bạn sẽ thấy hương lửa của núi rừng, thoang thoảng móc mật, gừng, mặc khén, vị dai của lòng non, vị ngọt của thịt, thơm và ngậy của mỡ hòa quyện với nhau cái chính là từ thịt của giống lợn đen Tây Bắc đó quả là thú vị.