BẾP CÔ TẤM

Giá trị chất lượng đích thực

Holine
0987008188 0365008188

ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN LÀM QUÀ BIẾU

12/07/2019

“Anh đến quê em một lần thôi

Quê em đất Thái rất tuyệt vời

Núi non hùng vĩ bao thơ mộng

Cảnh đẹp nên thơ chẳng muốn rời.”

Giống như bao vùng miền khác, thái nguyên nổi tiếng với nhiều đặc sản vô cùng dân giã như trà mạn,bánh chưng, măng đắng, trám đen …..

ĐẶC SẢN TRÀ THÁI NGUYÊN:

Nói đến đất Thái Nguyên ai ai cũng nghĩ ngay đến Chè Thái. Bởi nước chè đậm vị chát, dịu và để lại dư vị ngọt ngào và mùi thơm thoang thoảng khiến cho ai nhấp môi cũng sẽ hài lòng. Có 4 vùng trồng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên như: Tân Cương, Trại Cài, La Bằng, Khe cốc. Nếu bạn đã nghe nhiều đến trà tân cương thì hãy thử vị với 3 vùng trà còn lại nhé. 

đặc sản trà thái nguyên

ĐẶC SẢN XÔI THẬP CẨM

Nếu bạn có dịp đến thăm các gia đình người Dao ở Thái Nguyên chắc chắn sẽ được tiếp đón bằng món xôi thập cẩm nổi tiếng. Ngày thường người Dao chỉ ăn gạo tẻ, nhưng vào những dipl lễ tết, vào nhà mới hay vụ mùa ...thì người dao thường có món xôi. Ngoài xôi trắng còn có xôi thập cẩm được đồ bằng nhiều loại lá cây và hoa quả tự nhiên.

Đồ được xôi thập cẩm vừa ngon vừa dẻo màu sắc lại vừa phải không quá sẫm hoặc quá nhạt thì người phụ nữ Dao cũng phải thật khéo léo và có bí quyết riêng.

Màu sắc để tạo màu cho món xôi được lấy từ nguyên liệu tự nhiên, người Dao hay dùng: màu đỏ từ hạt gấc, màu tím từ cây lá liễn, màu xanh từ lá nếp, màu vàng từ quả dành dành.

Gạo để đồ xôi là gạo nếp được trồng ở nương, chọn hạt đều và nhặt sạn sạch sẽ và mang đi ngâm.

Khi gạo ráo nước sẽ đem đổ vào chõ và theo lần lượt từng loại màu riêng biệt với quy tắc: gạo sẫm màu ở dưới cùng, gạo trắng xếp trên cùng. Khi xôi đã chín thì dỡ từng lớp xôi ra khay to rồi trộn lẫn các màu với nhau để tạo thành món xôi thập cẩm hấp dẫn.

đặc sản xôi thập cẩm thái nguyên

ĐẶC SẢN BÁNH TRƯNG BỜ ĐẬU

“Bánh trưng luộc nước giếng thần, thơm ngon mùi vị có phần trời cho”. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về Bánh Trưng Bờ Dậu lại được nhắc đến nhiều, không chỉ nổi tiếng trong nam ngoài bắc mà còn được bạn bè nước ngoài ưa chuộng. Làng bánh trưng Bờ Đậu thuộc xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Một điểm khá riêng biệt là bánh được gói hoàn toàn bằng tay nhưng với đôi bàn tay khéo léo điêu luyện của những người thợ, chiếc bánh ra đời vuông thành sắc cạnh. Bánh được làm từ gạo nếp  ngon từ vùng núi Định Hóa, hạt gạo mẩy tròn trắng tinh, được đãi lọc qua 3 lần nước rồi để ráo. Đỗ làm nhân là đậu xanh nguyên lõi , vỏ mỏng vàng tươi, dẻo thơm tự nhiên.

Nhân bánh được làm bằng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, săn chắc ướp cùng hạt tiêu bắc và được gói bằng lá dong xanh mướt  bản rộng được đưa về từ núi rừng Na Rì, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn….

Nhờ vào bí quyết riêng từ khâu chọn gạo, nhân, lá dong đến khâu gói bánh và luộc bánh tạo nên chiếc bánh trưng Bờ Đậu ngon độc đáo mà không nơi nào có được.

đặc sản bánh trưng bờ đậu thái nguyên

ĐẶC SẢN CƠM LAM ĐỊNH HÓA

Cơm lam là một trong những món ăn giản dị của đồng bào dân tộc Định Hóa nhưng có sức hấp dẫn lạ lùng bởi sự hòa quện giừa nước, lửa và những ống nứa non.

Để có món cơm lam ngon thì trước tiên cần chọn loại gạo nếp ngon. Đó chính là gạo nếp cái hoa vàng được trồng trên nương và được thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. 

Dụng cụ để lam là ống nứa, hoặc ống tre non, còn tươi để khi lam, chỉ cháy được ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào gạo. Loại nứa hoặc tre này mỗi cây chỉ chặt được từ ba đến bốn ống, mỗi ống dài độ 30 phân...Cơm lam ăn với muối vừng vừa dân dã vừa mộc mạc, vừa đậm đà khó quên.

đặc sản cơm lam định hóa

ĐẶC SẢN BÁNH COOC MÒ

Cooc mò có nghĩa là sừng bò, cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh là đặc sản, món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên.

Nguyên liệu để làm cooc mò gồm lá dong, gạo nếp, lạc và một chút lạt mềm. Làm bánh cooc mò khá đơn giản so với những loại bánh khác song lại đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt trong công đoạn buộc lạt. Nếu lỏng tay, bánh dễ bị nhiễm nước, trở nên nhão, nhạt, không ngon trong khi buộc chặt hạt nếp khó có thể nở, bánh bị sần, không dẻo và mất đi mùi thơm đặc trưng. Điều đặc biệt của cooc mò là không nhân nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận vị thơm, béo, dẻo trong từng hạt nếp.

đặc sản thái nguyên bánh cooc mò;

ĐẶC SẢN MĂNG ĐẮNG NGÀN ME

Sở dĩ có tên ngàn me vì nó được lấy từ rừng Ngàn Me về. Bạn dễ dàng mua được tại chợ Chùa Hang, Đồng Hỷ và dọc quốc lộ 1B đoạn qua cầu Gia Bẩy.

Không giống các loại măng khác, măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn.

Cách chế biến đơn giản nhất là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng.

ĐẶC SẢN TRÁM ĐEN HÀ CHÂU

Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng. Quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám vàng, nhân bên trong hạt trắng ngần. Theo người dân nơi đây, từ khi trồng trám đến khi cây cho quả phải mất 7 - 8 năm và trong mười cây trám giống thì chỉ có khoảng 3 – 4 cây là trám cái, còn lại là trám đực không có quả.

Người ta có thể dùng trám để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xôi trám, trám kho thịt, cá, gỏi trám và đặc biệt là món nham trám đã trở thành đặc sản nổi tiếng, chỉ ăn một lần là nhớ mãi không thôi.

đặc sản trám đen hà châu

ĐẶC SẢN BÁNH NGẢI

Tết Thanh minh, rằm tháng 7 nếu có dịp lên Thái Nguyên vào vùng đồng bào dân tộc Tày sinh sống (Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai), bạn sẽ được thưởng thức món bánh ngải đặc sản và dân dã này. Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát. 

đặc sản bánh ngải thái nguyên

ĐẶC SẢN TÔM CUỐN THỪA LÂM

Bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, dân làng Thừa Lâm của tỉnh Thái Nguyên còn có tục lệ gói tôm cuốn để dâng lễ ở đình làng vào những dịp lễ tết. Đây là món ăn dân dã mà độc đáo, đậm đà hương vị làng quê.

Để làm món tôm cuốn, phải có các nguyên liệu tôm tươi (tượng trưng cho thuỷ hải sản) nhặt rửa sạch rồi xâu vào que tăm để đến khi rán tôm không bị cong. Trứng gà rán (tượng trưng cho loài chim), giò nạc và thịt mỡ lợn luộc rồi thái chỉ dài chừng 5-6 cm. Củ hành chần qua nước sôi rồi kẹp cùng con tôm rán, ít giò nạc, trứng rán, thịt mỡ luộc và dùng dọc hành cuộn lại như hình bó mạ. Khi ăn có thể thêm gia vị, nước mắm, ớt, hạt tiêu...

đặc sản tôm cuốn thừa lâm

ĐẶC SẢN ĐẬU PHỤ BÌNH LONG

Người Bình Long có bí quyết làm đậu phụ riêng mà không nơi nào có được. Điểm đặc biệt của đậu phụ Bình Long đó là hình dáng bìa đậu. Có lẽ bạn đã quá quen với miếng đậu be bé mà bạn có thể mua được dễ dàng ở chợ. Nhưng khi nhìn thấy đậu phụ Bình Long bạn sẽ phải hoảng hốt về kích thước của chúng. Đậu phụ ở đây người dân bán theo kg (trung bình là 20.000/kg). Đậu phụ nóng hổi và có thể ăn ngay được. Bìa đậu phụ to bản, không quá cứng mà cũng không quá mềm, khi ăn bạn sẽ cảm thấy vị béo ngậy và hương thơm thoảng thoảng. Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn ăn ngay và chấm cùng mắm tôm hoặc nước mắm ớt.

đặc sản đậu phụ bình giang

Bài viết khác

Bản quyền thuộc về Bếp Cô Tấm
0987008188