BẾP CÔ TẤM

Giá trị chất lượng đích thực

Holine
0987008188 0365008188

Gợi Ý Những Đặc Sản Bắc Kạn Không Thể Bỏ Lỡ

11/12/2019

Đến với Bắc Kạn du khách sẽ được trải nghiệm khoảng trời thiên nhiên tuyệt đẹp và cùng với đó là thưởng thức các loại đặc sản mang đập bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Mỗi món ăn đều ghi đậm nét văn hóa riêng của đồng bào mà chúng ta nên tìm hiểu để biết rõ hơn về phong tục tập quán của người dân bản địa. Trong hành trình của mình Bếp Cô Tấm đã được trải nghiệm điều tuyệt vời đó. Một số đặc sản của quê hương Bắc Kạn đó là:

1. Cá nướng Pác Ngòi

Hồ Ba Bể không những có phong cảnh hữu tình nên thơ mà còn rất là nhiều cá. Người dân ở đây vẫn đánh bắt thủ công, số lượng cá có thể không nhiều nhưng chất lượng cá thì rất đặc biệt, thịt cá trắng, chắc và có vị ngọt. Người ta lựa ra các con cá chỉ bằng ngón tay nhìn giống như cá bống vừa giống con cá nẹp để làm món cá nướng.

cá nướng hồ ba bể

Sau khi đánh bắt, cá được làm sạch rồi đem đồ chín tới, sau đó lấy nẹp tre để tạo thành kẹp, mỗi kẹp chừng 8-10 con, rồi đem phơi 3-4 nắng là được. Khi ăn chỉ cần nướng với cồn như nướng mực, hoặc để cả kẹp nướng trên than hoa, và chỉ cần nướng vừa chín vì cá đã được đồ chín rồi. Cá nướng Pác Ngòi uống bia thì thật là đỉnh của đỉnh.

2. Lợn sữa quay

Lợn quay phải là lợn sữa, lợn sau khi chọc tiết được cạo sạch lông bằng nước nóng nấy lá ổi, mổ moi lấy hết nội tạng ra rồi nhồi vào trong bụng lợn các gia vị như: quả mắc mật, tai hồi, thảo quả, quế chỉ… rồi đem quay trên than hồng. Khi quay thì thường xuyên lấy khăn nhúng nước lau chú lợn để phần gia lợn bên ngoài không bị cháy, khi lợn gần chín thì dùng xiên xăm thủng lợn để nước và mỡ chảy ra.

đặc sản lợn sữa quay bắc kạn

Bỏ lợn ra khoảng 1 giờ để cho đỡ nóng, để khi chặt da lợn không bị nát. Thành phẩm phải có da vàng ươm, thơm lừng ngòn lành, cắn miếng thịt lợn sữa quay phải có vị ngọt chín tới, vị thơm của quả mắc mật, ngậy ngậy của thịt nướng, miếng thịt được tẩm ướp đậm đà, ăn một lần sẽ nhớ mãi hương vị của lợn sữa quay Bắc Kạn.

3. Gà chạy bộ

Bắc Kạn nổi tiếng với món gà nướng, nguyen liệu là gà đồi núi được cho ăn bằng thóc, nuôi theo kiểu chăn thả tự nhiên nên thịt gà rất chắc, ngọt và thơm, đặc biệt da gà rất giòn ăn rất ngon, vì gà ngon như vậy nên thường chỉ chế biến một số món như: gà nướng, luộc, gà xào xả ớt.

đặc sản gà chạy bộ bắc kạn

4. Mắm tép chua Ba Bể

Tép tươi được đánh bắt ở hồ Ba Bể, đem trộn đều với một bát cơm, 12 thìa muối, 1 chút rượu. tất cả cho vào lọ đậy ín, ủ trong một tháng là có món mắm tép chua.

mắm tép chua ba bể

5. Rượu men lá Bằng Phúc

Người dân Bằng Phúc khi uống có vị rất hấp dẫn, ngọt mát, dễ chịu, êm hơn bất kỳ loại rượu nào khác, rượu Bằng Phúc có uống say ngất ngây thì cũng vẫn cứ sảng khoái và nhẹ nhõm, không bị nhức đầu.

Cầu kỳ là làm ra được men lá để làm rượu, phải dùng 16 loại lá rừng, hầu hết là các loại lá có tác dụng bồi bổ cơ thể, và tạo hương thơm, thường thì phải mất 3-4 ngày thì mới tìm đủ các loại lá để làm men ủ rượu, khó nhất là cây Thau Hương là loại cây leo trên những cây cao cổ thụ, nên chỉ đàn ông mới hái được.

Sau khi hái đủ các loại lá, phải rửa sạch, băm nhỏ phơi khô, sắc lấy nước để ngâm gạo. Mỗi nhà nấu rượu có cách làm men lá khác nhau nên chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm mới cho ra lò được một mẻ rượu ngon được. Muốn làm được men ngon phải chọn được gạo ngon, ngâm sau một ngày với nước lá, vớt ra đem nghiền thành bột, bột này đem trộn với nước lá để nặn thành từng viên men.

rượu men lá bằng phúc

Rượu men lá Bằng Phúc được nấu bằng nước thượng nguồn trong vắt, ngọt lịm. Từ đó mà có thể cho ra những mẻ rượu thơm đượm vị rừng, ngọt mát vị núi, rượu trong vắt như nước đầu nguồn. Nấu rượu men lá rất công phu đòi hỏi sự khéo léo và mất rất nhiều công sức. Người dân nơi đây vẫn làm rượu bằng cách đun củi, yêu cầu là phải đều lửa, không được to quá, hay nhỏ quá để rượu được trưng cất ra một cách từ từ. Rượu men lá cũng vì vậy mà trở lên quý giá.

6. Pẻng Phạ

Bạn sẽ ngạc nhiên vì bánh có bề ngoài không có gì đặc sắc, nhìn chúng như kiểu bánh nhãn Hải Hậu Nam Định, màu bánh hơi nâu nâu. Đây là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày để dâng lên trời đất trong những dịp lễ tết của mình. Hương vị cũng thật là đặc biệt thể hiện truyền thống văn hóa nơi đây với vị cay nồng của rượu, vị ngọt của đường, vị chát và thơm của chè mạn vị béo bùi của bột nếp…

bánh pẻng phạ bắc kạn

Từng viên từng viên bột xinh xinh được nặn và thả vào nồi nước mỡ nóng già, rán cho nổi mỡ vàng ruộm thì vớt ra để cho ráo mỡ, bánh rán hết mới bắt tay vào áo bánh. Đường được đổ vào xoong, cho thêm nước để cho đường dễ tan chảy rồi đun sôi, thử độ kết đông của đường bằng cách nhỏ một vài giọt nước thấy đường lăn tăn thành giọt ko bị hòa tan thì bắt đầu thả bánh vào cho ngập đường. Bánh vớt ra cho ngay vào bột áo, bột áo được làm trừ gạo nếp rang vàng rồi xay nỏ mịn như thính, bánh Pẻng Phạ bên trong dẻo, bên ngoài cứng giòn nên bánh trông như có nhân ăn rất thú vị.

7. Miến dong Na Rì

Miến dong Na Rì với hương vị rất đặc biệt do được làm từ những nguyên liệu sạch. Nguyên liệu là dong riềng, được nghiền nát, lọc qua nhiều công đoạn để loại bỏ sạn và tạp chất, giúp cho miến dong có màu trong. Sau đó người ta trộn với bột sống rồi đem đi tráng thành bánh, bánh sau khi được phơi sẽ được cắt thành sợi miến dong như chúng ta đã biết. Đây là cách làm thủ công của đồng bào ở Bắc Kạn.

miến dong na rì

Do đó khi nấu sợi miến có hương vị đặc trưng của củ dong, không bị bởm không có sạn. Đến nay đặc sản miến dong Na Rì được xếp vào là một trong những món ăn ngon nhất của Bắc Kạn.

Chúc bạn có chuyến khám phá ẩm thực Bắc Kạn đầy vui vẻ nha!

Bài viết khác

Bản quyền thuộc về Bếp Cô Tấm
0987008188