04/06/2020
Nước mắm là gia vị nổi tiếng của Việt Nam, là hương quê đối với bao người con xa xứ cũng như ký ức một thời đối với những người hoài cổ. Nước mắm truyền thống có cái đặc sắc riêng của nó. Tại Việt Nam ngày nay nghề làm nước mắm truyền thống vẫn được gìn giữ và phát triển. Mỗi nơi có những phương pháp riêng để tạo ra giá trị riêng cho sản phẩm của địa phương mình. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu tới các bạn một số làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống lâu đời, rất nổi tiếng là nước mắm ngon.
1. Nước mắm Cát Hải
Địa hình với vùng biển rộng lớn là một lợi thế về nguyên liệu tôm cá để làm mắm, Cát Hải có truyền thống hàng trăm năm làm nghề ủ mắm, chắt chiu những giọt nước mắm tinh túy của biển cả. Tại đây vẫn làm mắm theo phương pháp cổ truyền qua bao đời đó là: phơi nắng, đảo, trộn, những vại chượp được phơi nắng, phơi gió nhiều tháng liền tạo nên hương vị đặc trưng của nước mắm Cát Hải. Nước mắm ở đây có màu nâu đỏ, hương thơm tự nhiên của cá, nếu nếm thử bạn sẽ thấy có vị mặn ở đầu lưỡi và ngọt hậu khi nuốt qua cổ họng.
2. Nước mắm Phú Quốc
Không phải nói nhiều về loại nước mắm này, điều khác biệt là để làm nước mắm thì cá được ủ trong các thùng gỗ lớn trong một thời gian dài. Nên người dân ở nơi đây vẫn gọi các cơ sở sản xuất nước mắm là nhà thùng. Mỗi một cơ sở cũng có bí quyết riêng để làm nghề, nhưng nhìn chung đặc điểm chung của nước mắm phú quốc là có hương vị ngọt dịu, thơm rất kích thích vị giác mà nước mắm được sản xuất ở vùng khác không có được, nước mắm Phú Quốc đã vang danh 200 năm, thương hiệu nước mắm phú quốc hiện nay cũng là top đầu, cạnh tranh rất tốt với các loại nước mắm công nghiệp rẻ tiền mặc dù để có được chai nước mắm Phú Quốc bạn phải bỏ ra khá nhiều tiền.
3. Nước mắm Sa Châu
Sa Châu, Giao Châu, Giao Thủy, Nam Định là làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống có tuổi đời mấy trăm năm, từ thời phong kiến đã nổi tiếng với nghề làm mắm rồi. Tôm cá, được ủ ngấu, từ 6-12 tháng, cứ ngày nắng to thì được bỏ nắp ra phơi và quấy đảo để cho tôm cá nhanh ngấu. Tùy vào thời tiết mà phải ủ từ 6-12 tháng. Khi thịt tôm cá đã ngấu, mới được đem cho vào các túi vải và dùng cối đá đè nên ép lấy nước cốt. Đến công đoạn này cũng chưa phải là nước mắm thành phẩm, để làm ra nước mắm cốt dùng thì người ta phải đem phơi nắng nước cốt được ép từ chượp phơi nắng bao giờ nổi hết bột cá tôm hớt bỏ đi thì mới được thành phẩm, nước mắm cốt thành phầm có vị mặn của muối biển, ngọt dịu tự nhiên của thịt cá.
>>> Mua nước mắm Sa Châu tại đây: https://bepcotam.vn/nuoc-mam-sa-chau.html
4. Nước mắm Ba Làng
Là đặc sản xứ Thanh, tại đây sản xuất theo phương pháp gài nén, tương tự cách làm nước mắm trong nha trang, phú quốc… nước mắm Ba Làng đặc trưng với hương ngọt đằm, đậm vị cá, màu vàng sóng sánh, càng để lâu ăn càng ngon.
5.Nước mắm Quỳnh Lưu Nghệ An
Là nước mắm ngon nhất nhì miền trung, người dân nơi đây sản xuất nước mắm bằng cách ủ chượp trong các chum vại sành lớn, với tỉ lệ cá muối bí truyền. ủ chượp trong chum từ 18-24 tháng sau đó rút nỏ trực tiếp để cho ra những giọt mắm nhỉ nguyên chất, cao đạm và đậm đà, không bị lẫn với hương vị mắm của các địa phương khác.
6. Nước mắm Phan Thiết
Nghề làm mắm ở đây cũng đã tồn tại hàng trăm năm. Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm, thường được làm từ cá cơm than hoặc cá cơm sọc tiêu vì đây là 2 loại cá cho ra nước mắm ngon nhất. ủ chượp trong cac lu vại phơi ngoài nắng, sương 12 tháng. Nước mắm Phan Thiết được làm bằng kỹ thuật riêng, cho ra nước mắm ngon, chất lượng hàng đầu mà không phải địa phương nào cũng có thể bắt trước được.