04/06/2020
Chắc hẳn đối với các bạn trưởng thành, đã không chỉ dưới 1 lần bạn thưởng thức trà và đã bao giờ bạn uống trà uống trà bị xót ruột, hay cảm thấy trong người bị nôn nao, cồn ruột chưa? Cảm giác như say trà? Tôi chắc rằng các bạn cũng đã từng trải qua cảm giác đó giống như tôi.
Nhiều người chia sẻ rằng họ đã bị rơi vào trường hợp như vậy, thậm chí còn bị mất ngủ… đó là những triệu chứng không mong muốn khi uống trà và uống trà không dễ như nhiều người vẫn lầm tưởng. Tùy theo thể trạng của từng người mà có thể gặp phải những triệu chứng không mong muốn như trên. Trong khuôn khổ bài viết này, Bếp Cô Tấm xin chia sẻ tới quý vị các thông tin xung quanh vấn đề này.
Một số đặc điểm của trà dẫn đến có hiện tượng không mong muốn trên với nhiều người đó là:
- Cafeine: đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều người có hiện tượng như trên đối với nhiều người. Trong trà thái nguyên chứa rất nhiều cafeine. Đây cũng là lý do nhiều người tìm đến với trà để thư giãn, giúp tỉnh táo và tập trung làm việc, nhất là với những người thường xuyên phải làm việc khuya. Tại sao cafeine lại gây nên triệu chứng này? Vì thành phần này gây gia tăng nồng độ acid trong hệ tiêu hóa, dẫn đến bạn thấy nôn nao, xót ruột và buồn nôn. Triệu chứng này thường gặp với những người không uống trà thường xuyên, còn nếu bạn uống trà thường xuyên như tôi thì ko thấy các triệu chứng này. Do ít uống và không uống thường xuyên nên cơ thể bạn chưa thích nghi được với caffeine, hoặc bạn uống trà khi đói quá nên mới bị xót ruột.
- Polyphenol: trong trà thái nguyên có nhiều tác dụng tốt là nhờ thành phần này, trà xanh có rất nhiều hợp chất này. Đây là thành phần rất tốt cho sức khỏe của con người nhưng nó cũng gây ra tác dụng phụ cồn ruột cho nhiều người. Đó là do tannin, một hợp chất tạo ra acid không tốt cho đường tiêu hóa, vì nó làm gia tăng nồng độ acid trong ruột, gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn nao và xót ruột.
>>> Có thể bạn quan tâm: khi nào nên uống trà thái nguyên
1. Không nên uống trà khi đói bụng:
Nhiều người có thói quen uống trà trước khi ăn sáng, đó cũng là thói quen muốn có được tinh thần sảng khoái khi bắt đầu một ngày mới. Nhưng thói quen này không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, gây ra hiện tượng cồn ruột, buồn nôn. Do vậy bạn nên uống trà sau khi ăn sáng bạn nhé, tốt nhất là sau khi ăn sáng 30 phút. Như vậy là cơ thể bạn không bao giờ bị say trà, cồn ruột.
2. Không được ngâm trà khi uống trà:
Tại sao lại vậy? Bởi vì khi bạn ngâm trà quá lâu, trong nước trà sẽ có quá nhiều hoạt chất caffeine và tannin, như đã trình bày ở trên đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn và xót ruột. Do đó để tránh các phản ứng không hay khi uống trà bạn nên ngâm trà đúng như khuyến cáo trên bao bì, hoặc là ngâm trà với thời gian ngắn hơn khuyến cáo nếu bạn là người mới uống trà.
3. Dùng trà nguyên lá:
Trà nguyên lá có màng sơ khiến cho các hoạt chất caffeine và tannin không bị tan nhanh ra trong nước nên bạn sẽ đỡ bị xót ruột hơn. Và trà nguyên lá cũng có chất lượng tốt hơn trà túi lọc. Vì vậy nếu bạn có hiện tượng xót ruột khi uống trà thì không nên uống trà túi lọc. Bởi trà túi lọc là trà đã được nghiền vụn nên caffeine và tannin sẽ đậm đặc hơn.
Trên đây là những chia sẻ về thông tin tại sao uống trà bị nôn nao, khó ngủ và xót ruột, cũng như cách uống trà như thế nào, vào thời điểm nào để hạn chế các tác dụng không mong muốn đó với cơ thể bạn.
Chúc các bạn thưởng trà vui vẻ nha!